Cây Mắc ca đã du nhập
vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20

Tây Bắc và Tây Nguyên
là 2 khu vực phù hợp nhất
để trồng Mắc ca

Đến năm 2021 có
18.840 ha Mắc ca

Năm 2030 tổng sản lượng
mắc ca dự kiến đạt
185.000 tấn hạt tươi

Triển vọng kinh tế và giá trị
cây mắc ca
- Mắc ca được mệnh danh là Nữ hoàng quả khô vì nó giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
- Sản phẩm từ Mắc ca đa dạng như bánh kẹo, socola Mắc ca, tinh dầu Mắc ca, mỹ phẩm Mắc ca, dầu gội Mắc ca, sữa hạt Mắc ca …, có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
thị trường
mắc ca
- Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng gần 100 triệu người sử dụng nhân Mắc ca hàng ngày.
- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Mắc ca của thế giới ngày càng tăng, dự báo đến năm 2030 cần khoảng 214.100 tấn nhân (tương đương khoảng 850.000 tấn hạt tươi). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay, nhu cầu Mắc ca thế giới hiện đang cao gấp 4 lần tổng sản lượng.
- Việt Nam đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do với các thị trường nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Hà Lan với thuế nhập khẩu đối với hạt Mắc ca đã giảm về 0%, đây là cơ sở quan trọng đảm bảo đầu ra để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca.
Xây dựng chăm sóc
vườn mắc ca
- Cây Mắc ca là cây ưa sáng, vì vậy không được trồng dưới tán cây khác.
- Lượng mưa thích hợp khoảng 1500 – 2500 mm.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 15-30 độ C. Riêng giai đọan ra hoa từ tháng 11 đến tháng 3, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 15-18 độ C kéo dài từ 7-10 ngày để phân hóa mầm hoa giúp cây ra nhiều hoa.
- Đất có tầng dày > 0,7 m, thoát nước tốt, có độ dốc < 45 độ
- Mỗi vườn nên trồng từ 2-3 loại giống.
- Đối với đất có độ dốc trên 20 độ, cần làm đường đồng mức trước khi đào hố; chiều rộng mặt băng từ 1,2 – 2,5 m
- Mật độ: trồng thuần từ 250-330 cây/ha; Trồng xen từ 100-150 cây/ha

- Hiện tại, đã có 13 dòng Mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là OC, 246, 695, 741, 800, 816, 842, 849, 900, Daddow, A16, A38, QN1.
- Người trồng Mắc ca nên chọn những dòng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và nên mua từ những nhà cung cấp cây giống ghép đạt tiêu chuẩn đã được Hiệp hội Mắc ca Việt Nam công nhận.
( Xem danh sách nhà cung cấp )


- FSIV (giờ là VAFS): Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Wasi là Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên.

- Dễ thu hoạch và bảo quản, quả chín và thu hoạch cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch.
- Thu hoạch nhặt hạt bằng tay; Chăng tấm bạt, lưới để quả rụng vào rồi gom lại; Thu hoạch bằng máy thu hoạch quả Mắc Ca.
- Hiện nay đang được thu mua bởi các cơ sở chế biến riêng lẻ và các nhà máy.


- Về nhà nước: Áp dụng chính sách hỗ trợ tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Hiệp hội Mắc ca Việt Nam: Hỗ trợ kỹ thuật, giới thiệu những đơn vị cung cấp cây giống đảm bảo tiêu chuẩn; Phối hợp với các tổ chức tín dụng giới thiệu và hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để phát triển Mắc ca; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn để phát triển Mắc ca.

ĐỐI TÁC CỦA HIỆP HỘI

  • Tổng truy cập
    941,210
  • Truy cập trong ngày
    1,292
  • Truy cập trong tháng
    13,957
  • Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Copyright © 2020 All Rights Reserved By Hiệp Hội Mắc Ca Việt Nam