Tìm hướng đi bền vững cho cây mắc ca
Nếu không giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, giống, chế biến sâu thì khó có thể khai thác tối đa những ưu đãi thiên thời, địa lợi để phát triển bền vững cây mắc ca. Đó là đánh giá của các đại biểu tham dự Hội nghị thường niên do Hiệp hội Mắc ca Việt Nam vừa tổ chức ngày 6.5, tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Nếu không giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, giống, chế biến sâu thì khó có thể khai thác tối đa những ưu đãi thiên thời, địa lợi để phát triển bền vững cây mắc ca. Đó là đánh giá của các đại biểu tham dự Hội nghị thường niên do Hiệp hội Mắc ca Việt Nam vừa tổ chức ngày 6.5, tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng.Cái “được” lớn nhất là niềm tin Tại Hội nghị, các đại biểu nêu rõ, hiện nay, biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Thực tế tại các tỉnh Tây Nguyên vừa qua, cà phê, hạt tiêu vì “khát nước” đã chết cháy hàng loạt. Để tìm được loại cây trồng mới thay thế, vừa chịu được cái khắc nghiệt của biến đổi khí hậu vừa mang lại hiệu quả kinh tế hàng tỷ đồng như cây mắc ca quả không dễ dàng gì. Giáo sư Hoàng Hòe chia sẻ, “để có được cây trồng mới như mắc ca, chúng ta phải mất 20 năm nằm gai nếm mật, có lúc tưởng chừng như đứt gánh. Bù lại, sự cố gắng ấy đã được đền đáp xứng đáng với sự quan tâm, chia sẻ của Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đặc biệt là hàng nghìn hộ dân đã làm giàu và trở nên thịnh vượng nhờ cây mắc ca. Nhiều năm chinh phục “nữ hoàng” mắc ca, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng cho biết, cái được lớn nhất hiện nay chính là cây mắc ca đã tạo được niềm tin đối với lãnh đạo cấp cao và người dân. “Tôi đã đi tìm hiểu hàng nghìn hộ trồng mắc ca hiện đã cho thu hoạch thì điều rất đáng tự hào là không có hộ nào than vãn phải mang mắc ca đi tìm bán, thậm chí có nhiều hộ được thương lái tìm mua khi cây mới đang tuổi thiếu niên. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng sản phẩm mắc ca đang rất lớn”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng nêu rõ.Nhờ sớm nắm bắt được lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên đưa cây mắc ca vào trồng thí điểm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Ngọc Liêm cho biết: Mắc ca là cây trồng mới, rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tại Lâm Đồng. Nhờ sớm đưa mắc ca vào trồng, đến nay, Lâm Đồng đã có nhiều hộ dân thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Để không lãng phí “của trời”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quy hoạch phát triển mắc ca trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 hướng đến 2030. Theo đó đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển diện tích trồng mắc ca xen canh với cà phê lên khoảng 4.000ha và đến năm 2030, sẽ tăng diện tích này lên khoảng 15.000ha, diện tích thu hoạch đạt 4.000ha, sản lượng khoảng 8.000 tấn hạt/năm.(Còn nữa)Nguồn: Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân
BÌNH LUẬN (0)
Bình luận của bạn sẽ được Hiệp hội phê duyệt trước khi hiển thị.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu.