10-2017: Những điểm đáng học hỏi từ khảo sát mắc ca tại Phô Nhĩ, Vân Nam
Cuối tháng 10/2017, Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tham dự Hội nghị thường niên năm 2017 về hạt rang khô, do Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm quốc gia Trung Quốc tổ chức tại TP. Mai Hà Khẩu, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và khảo sát vùng trồng mắc ca tại Phổ Nhĩ, Vân Nam, Trung Quốc.
Cuối tháng 10/2017, Đoàn công tác của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tham dự Hội nghị thường niên năm 2017 về hạt rang khô, do Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm quốc gia Trung Quốc tổ chức tại TP. Mai Hà Khẩu, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và khảo sát vùng trồng mắc ca tại Phổ Nhĩ, Vân Nam, Trung Quốc.Hội nghị đã tổng kết, đánh giá về tiềm năng phát triển về hạt rang khô của Trung Quốc nói chung và hạt mắc ca nói riêng, nhu cầu hạt rang khô của Trung Quốc rất lớn và người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hạt rang khô để cải thiện, nâng cao sức khỏe, đặc biệt nhu cầu hạt mắc ca ngày càng tăng tại thị trường Trung Quốc.Vân Nam hiện phát triển trồng mắc ca với diện tích lớn nhất trên thế giới, đã trồng trên 170.000 ha, có trồng ở những nơi có độ cao 1.300m so với mực nước biển và cây được 4 tuổi đã cho ra quả, sản lượng một số giống đạt được gần như Tây Nguyên. Vân Nam phấn đấu đến năm 2025 diện tích trồng mắc ca dự kiến gần 270.000 ha với sản lượng và chất lượng cao. Với 40/129 huyện có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng mắc ca, Vân Nam có lợi thế lớn để phát triển mắc ca không chỉ ở Trung Quốc mà có thể vươn tầm quốc tế, nhiều vùng trồng mắc ca sẵn sàng mở rộng diện tích tại các khu vực có địa hình khó khăn, có độ dốc lớn. Mặc dù Vân Nam đã trồng với diện tích lớn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu, Việt Nam tiếp tục phát triển mắc ca cũng không sợ thừa, hơn nữa Việt Nam lại có những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn Vân Nam nên Việt Nam có tiềm năng phát triển trồng nhanh mắc ca để phát huy lợi thế cạnh tranh.Đoàn khảo sát đánh giá cao cách thức triển khai bài bản và học hỏi được những bài học kinh nghiệm như:Sử dụng triệt để tài nguyên đất, chinh phục vùng khó khăn, hoang hóa, gò đồi, địa hình dốc, thậm chí có những khu vực độ dốc 50 độ, nhưng nhờ áp dụng khoa học đã cải tạo thành khu đất để trồng mắc ca rất hiệu quả.Sử dụng giống tốt, là giống ghép và công tác tổ chức sản xuất bài bản, chuyên nghiệp, khoán sản phẩm đến từng cây mắc ca cho nhóm công nhân.Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Phổ Nhĩ, Giang Thanh giáp với huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và Lai Châu có thổ nhưỡng, khí hậu khá tương đồng với Tây Bắc của Việt Nam, do đó chuyến khảo sát mở ra cơ hội và bài học nên học tập để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất và phương pháp quản lý, tổ chức trồng mắc ca bài bản, chuyên nghiệp trên quy mô lớn.Đoàn Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trồng mắc ca với Công ty Trung Úc (Còn nữa)
Tác giả: Hoàng Nam
BÌNH LUẬN (0)
Bình luận của bạn sẽ được Hiệp hội phê duyệt trước khi hiển thị.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu.